Bệnh và điều trị

BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG

*** Căn nguyên

– Bệnh do virus thuộc họ Picornaviridae, giống Apthovirus gây ra ở gia súc móng guốc chẵn (trâu, bò, dê, lợn), lây lan mạnh do sự tiếp xúc trực tiếp giữa gia súc bệnh với gia súc khỏe. Cũng có thể lây gián tiếp cho người, súc vật hoặc thịt thú bệnh được mang từ vùng này sang vùng khác.

– Bệnh có thể xảy ra quanh năm song trên thực tế những năm gần đây bệnh thường xảy ra nhiều trong thời gian trước và sau tết Nguyên Đán (khoảng tháng 11 năm trước đến tháng 3 âm lịch năm sau). Dịch bệnh xảy ra nhanh.

*** Triệu chứng chính

– Gia súc đang bình thường thấy bỏ ăn hoặc kém ăn, sốt cao (>400C), một vài ngày sau con vật đi khập khiễng. Nếu gia súc còn cho sữa sẽ bị mất sữa.

– Lở mồm: bắt đầu xuất hiện những mụn nước ở miệng, má, môi, lợi, nướu, lỗ mũi, kẽ chân, vành móng, núm vú. Các tổn thương gây đau làm cho gia súc có các biểu hiện: chảy dãi rất nhiều, nghiến răng, giậm chân, bập môi thành tiếng. Mụn nước vỡ trong vòng vài giờ đến 2 ngày, dịch chảy ra trong hoặc hơi đục.

– Long móng:  Vành móng có nhiều mụn đỏ li ti, về sau xuất hiện các mụn nước, mụn nước lan xuống khắp vành móng, kẽ móng dẫn đến mất mô, xơ xác, tụt móng ở heo, nằm khuỵu ở trâu, bò.

– Gia súc càng bé nhiễm bệnh càng nặng, tỷ lệ chết càng cao. Gia súc chửa dễ sẩy thai

– Các chủng virus có khả năng gây viêm cơ tim nặng khiến gia súc chết do trụy tim.

(Tụt móng ở heo, trâu bò)
(Chảy dãi trắng như bọt xà phòng)
(Mụn mủ ở lưỡi, trong miệng)
(Miệng lở loét)

*** Phòng bệnh

– Vệ sinh sạch sẽ, sát trùng định kỳ chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, hạn chế ra vào trại chăn nuôi, ra vào trại cần thay bảo hộ lao động, tiêu độc, sát trùng kỹ lưỡng.

– Hàng ngày phun sát trùng tiêu độc toàn bộ cơ sở chăn nuôi (Cloramin T, 10 – 20g/lít nước, Dr-Omnicid, Dr-Betain,…)

– Cách ly, tiêu hủy gia súc bệnh tránh lây lan trên diện rộng.

– Thực hiện tiêm phòng vaccine LMLM, nên dùng vaccine đa type

Bệnh do virus nên không có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu chữa triệu chứng và phòng nhiễm trùng kế phát

*** Biện pháp hộ lý

– Xử lý vết thương ở mồm: dùng quả khế và chanh chua xát kỹ niêm mạc dưới lưỡi, trên và xung quanh lưỡi, lợi và niêm mạc miệng, ngày 2 – 3 lần.

– Xử lý vết thương ở chân và bầu vú: Hàng ngày phun Cloramin T (3g/lít nước), hoặc thuốc sát trùng khác (chứa Iodine), hoặc bôi Xanh methylen, Blue Extra, Blue Spay

– Phun Etox-pharm (1ml/lít nước) lên cơ thể bệnh súc, trần, tường, chuồng trại dể diệt ruồi, hạn chế nhiễm trùng vết loét

*** Cho ăn

– Đối với trâu bò cho ăn thức ăn mềm như lá, thân cây chuối băm nhỏ, lá ngô, cỏ non.

– Không cho ăn thức ăn cứng, không cho ăn quá 50% thức ăn tinh bột (cám, cháo, bột ngô, sắn,…) Nếu không bệnh súc dễ mắc thêm bệnh liệt dạ lá sách, chướng bụng đầy hơi,…

– Đối với lợn cho ăn thức ăn dễ tiêu hóa, bổ sung thêm men Pharbiozym hoặc Pharselenzym (2 g / 10 kg  P/ngày), hoặc Phartizym-B.S.A (0,5kg/100kg thức ăn) để tăng cường tiêu hóa cũng như sức đề kháng của bệnh súc.

– Nuôi nhốt bệnh súc tại chỗ để điều trị, không phát tán mầm bệnh ra môi trường.

– Dùng thuốc điều trị bệnh kế phát

Chia sẻ ngay:
Facebook